I/ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TIÊM CHỦNG
- Giúp cơ thể tạo được miễn dịch chủ động chống lại nhiều bệnh lây nhiễm.
- Là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho bản thân và cho cộng đồng.
II/ LỊCH TIÊM CHỦNG
SƠ SINH:
- Tiêm ngừa lao và ngừa viêm gan siêu vi B (VGSV B).
- Đối với trẻ sơ sinh là con của bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B: cần được tiêm đồng thời kháng thể kháng virus viêm gan B và vaccine ngừa viêm gan siêu vi B (VGSV B) càng sớm càng tốt ngay sau sinh.
- Một số bé chưa đủ sức khỏe tiêm chủng sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.
TỪ 2 THÁNG TUỔI ĐẾN 15 TUỔI:
Trẻ cần được tiêm ngừa các bệnh tùy theo từng độ tuổi và theo lịch tiêm chủng của từng quốc gia:
- VGSV B
- Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà - Bại liệt - Viêm màng não mủ do Hemophilus influenzae type B.
- Tiêu chảy do Rotavirus
- Viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa , nhiễm trùng huyết do Phế cầu khuẩn
- Viêm màng não do Não mô cầu Type BC
- Viêm màng não do Não mô cầu Type AC
- Cúm mùa
- Sởi
- Thủy đậu ( Trái rạ)
- Sởi – Quai bị - Rubella
- Viêm não Nhật Bản B
- Viêm gan siêu vi A
- Thương hàn
- Sốt xuất huyết ( trong tương lai )
III/ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG
- Người nhà của trẻ: Khai bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh , tiền sử dị ứng, tiền sử phản ứng với vaccine.
- Bác Sĩ, Y sĩ : Khám sàng lọc nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết đinh cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vaccine.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên : Ghi các thông tin của trẻ, đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ.
IV/ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI TIÊM CHỦNG
- Cho trẻ ở lại cơ sở Y tế ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm.
- Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng
V/ CÁC PHẢN ỨNG NẶNG SAU TIÊM CHỦNG
- Sốt cao trên 39oC
- Quấy khóc kéo dài
- Tím tái, tay chân mát lạnh, khó thở , ngừng thở
- Co giật, lơ mơ, li bì
- Bú ít hoặc bỏ bú
- Nôn ói, đau bụng và tiêu chảy
- Mẩn đỏ da, nổi mề đay.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có phản ứng nặng sau tiêm chủng để nhân viên y tế sơ cứu càng sớm càng tốt. Vậy thì ngay từ hôm nay bạn nên xác định cơ sở y tế nào gần nhất và thời gian hoạt động trong ngày của cơ sở y tế đó nhé !
Người soạn: BS.CKII. Lê Thị Hoàng Yến
Tài liệu tham khảo: “Tài liệu tập huấn tiêm chủng” của Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM